Nhập hàng Trung Quốc là một trong hướng phát triển kinh doanh của đại đa số chủ kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam. Với sự phát triển giao thương giữa 2 nước Việt Trung cùng sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, mọi vấn đề liên quan tới mua và nhập hàng đều được đơn giản hóa ở mức tối đa. Tuy nhiên, với nhiều người mới khởi sự sẽ rất khó khăn trong công đoạn tìm nguồn hàng. Hãy cùng  Nhập Hàng HT  giải đáp hết thắc mắc qua bài viết dưới đây.

Nhập hàng Trung Quốc tại Quảng Châu

Bí quyết đặt hàng Quảng Châu hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu

Những khó khăn gì khi nhập hàng Trung Quốc?

Đối với những người mới, việc nhập hàng như thế nào để hiệu quả luôn là một dấu hỏi rất lớn. Đặt hàng từ Trung Quốc về Việt Nam luôn tồn tại những khó khăn và hạn chế nhất định, nếu không chuẩn bị trước người kinh doanh rất dễ phạm sai lầm dẫn đến lãng phí nguồn lực mà không tìm được nguồn hàng phù hợp với yêu cầu. Những khó khăn trong công đoạn nhập hàng phải kể đến như:

- Không tìm được mối nhập với nguồn hàng chất lượng và giá cả hợp lý.
- Thiếu kiến thức ngôn ngữ dẫn đến khó đàm phán và giao dịch.
- Hiểu biết hạn chế về luật, chính sách xuất nhập khẩu giữa 2 nước.
- Tốn nhiều chi phí và thời gian qua khâu trung gian.
- Thiếu kiến thức nhập hàng nên dễ bị thương lái lừa đảo.
- Khó khăn trong việc thanh toán và được đảm bảo thanh toán với đối tác Trung Quốc.

Nên nhập hàng trực tiếp hay nhập hàng gián tiếp?

Trước khi nhập hàng Quảng Châu bạn nên có kế hoạch và phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Nhập trực tiếp hay gián tiếp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng biệt, tùy vào nguồn lực hiện có mà bạn nên chọn một trong hai hoặc kết hợp cả hai phương án này.

1. Sang Quảng Châu đánh hàng trực tiếp về nước

Ngày nay, việc sang Quảng Châu lấy hàng về kinh doanh đã khá dễ dàng. Bạn có thể lựa chọn di chuyển bằng đường bộ, đường tàu hoặc đường hàng không. Để thuận tiện nhất, bạn nên đi cùng một hướng dẫn viên biết tiếng Trung. 
Tại Quảng Châu, bạn sẽ di chuyển đến các chợ lớn sở hữu lượng hàng hóa phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, mỗi chợ lại thường bán một loại hàng hóa nhất định. Bạn có thể tìm đến một số khu chợ nổi tiếng như sau.

Chợ 13 Quảng Châu (Shi Shan Hang): Còn gọi là Chợ Sáng, nằm ở góc đường Shi Shan Hang và đại lộ Renmin Nam. Khu chợ có 13 tầng, chủ yếu là kinh doanh quần áo, có một vài gian hàng phụ kiện, khăn quàng, mũ và phía sau là một số khu bán đồ công sở, đồ rẻ tiền, đồ nam, ma nơ canh, móc quần áo,... Giá cả tại chợ 13 rất đa dạng: Giá áo sơ mi, áo thun kiểu cách thường từ 30 - 150 tệ, váy đầm, jumpsuit từ 50 - 200 tệ, áo dạ, áo khoác , áo da, áo lông từ 100 - 500 tệ.

Chợ Thái Khang: Nổi tiếng với các mặt hàng trang sức, phụ kiện, đồ lưu niệm ở phía Nam Trung Quốc, rất đa dạng mẫu mã và giá cả (từ vài tệ tới vài trăm tệ). Các sản phẩm đều có  xuất xứ từ Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc. 
Chợ Xá Hồ: Mặc dù có số lượng hàng hóa không phong phú như các chợ khác, nhưng chợ Xá Hồ vẫn rất được thương lái Việt Nam ưu ái bởi chi phí nhập hàng vô cùng rẻ. Tại đây, các thương lái Trung Quốc chào bán nhiều chủng loại mặt hàng với mẫu mã đa dạng nhưng phổ biến nhất là style hiện đại với nhiều phong cách, từ  các loại váy đầm, áo sơ mi, jean cho đến đồ thể thao, nội y.

Khu Trạm Tây: Là khu vực tập hợp nhiều chợ khác nhau như Chợ Hoàn Cầu, chợ giầy Âu Lục, chợ giầy Vạn Quốc, chợ giày Kim Phong, Thiên Hào, Đế Hào, chợ Tân Hào,… Mặt hàng chủ yếu của các chợ này là các loại giày dép phù hợp với mọi lứa tuổi. Chợ Hoàn Cầu, chợ giầy Âu Lục là hai khu chợ nổi tiếng nhất với hàng hóa chất lượng cao và mẫu mã độc lạ. Trong khi đó, các sản phẩm chất lượng trung bình thường được bày bán tại chợ Kim Phong, Thiên Hòa, Đế Hào. Còn tập trung đa dạng các sản phẩm chất lượng từ cao tới thấp thì có chợ Tân Hào, Vạn Quốc.

Quây Hoa Cảng: Nằm ở quận Bạch Vân, thành phố Quảng Châu trên đường Quây Hoa Quảng, đây là khu vực mua sắm được nhiều dân buôn hàng hiệu yêu thích. Hàng hóa chủ yếu tại chợ là giày dép, phụ kiện, túi xách, thắt lưng, va li, hộp trang điểm,.. phù hợp với mọi lứa tuổi từ trẻ trung cho đến trung niên.

Ngoài ra, Quảng Châu còn có những kho hàng chuyên về hàng fake với chất lượng được đảm bảo, nhưng để tìm được nguồn hàng này, chủ kinh doanh cần có người chỉ đường.

 

*Ưu điểm của việc nhập hàng trực tiếp:

- Khi đến tận nơi, bạn có thể tự do tìm kiếm các mặt hàng phù hợp với nhu cầu và định hướng buôn bán với chất lượng tốt nhất và giá cả phải chăng. Ngoài ra, bạn cũng trực tiếp kiểm nghiệm sản phẩm để tự mình chọn ra những hàng hóa phù hợp với thị trường, với xu thế hiện nay.
- Giá mua tận nơi sẽ rẻ hơn nhiều so với việc nhập tại các đầu mối sỉ, lẻ trong nước. 
- Số lượng hàng hóa, mẫu mã tại Quảng Châu có thể nói là vô hạn, đa dạng và tiếp cận được đúng xu hướng mới nhất.

*Nhược điểm bạn sẽ gặp khi nhập hàng trực tiếp

- Bạn cần phải chuẩn bị nhiều thủ tục, giấy tờ khác nhau như hộ chiếu, visa. Với visa sang Trung Quốc, bạn có thể đăng ký visa du lịch với thời hạn 15 ngày.
- Lịch trình gấp, nếu không chuẩn bị trước bạn có thể gặp rắc rối trong chuyện đi lại. Để cải thiện điều này, bạn cần chủ động đặt trước phòng khách sạn, chuẩn bị sẵn chỗ ăn, nghỉ ngơi phù hợp hoặc có thể thuê thêm một hướng dẫn viên có kinh nghiệm.
- Phải mang theo một số tiền lớn: Để sang tận nơi lấy hàng, bạn cần có vốn càng nhiều càng tốt. Mức trung bình để nhập hàng quần áo, phụ kiện thời trang vào khoảng 100 - 150 triệu đồng. Ngoài ra, số tiền bạn cần mang theo sẽ bao gồm cả chi phí ăn ở, phí đi lại, và phí vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, để hạn chế những rủi ro về tiền bạc bạn nên tìm hiểu cách phương thức thanh toán hiện hành tại Trung Quốc 
- Gặp trở ngại về ngôn ngữ: Ngôn ngữ là một trong những trở ngại lớn nhất khi ngã giá. Biện pháp khắc phục tối ưu nhất mà bạn nên tham khảo là đi cùng một người hướng dẫn có kinh nghiệm mua hàng và thông thạo tiếng địa phương.
- Lấy hàng Trung Quốc gây lãng phí về thời gian, công sức và tiền bạc. Do đó, trước khi quyết định sang Trung Quốc lấy bạn phải suy nghĩ thật kỹ.

2. Nhập hàng Trung Quốc gián tiếp qua các trang Thương mại điện tử

Nhập hàng Trung Quốc Online

Đặt hàng qua các trang Thương mại điện tử

Đối với nhiều chủ kinh doanh không có điều kiện sang Trung Quốc, việc nhập hàng trực tuyến qua các trang thương mại điện tử là phương án tốt nhất. Tại các website này, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm bất kỳ mặt hàng nào của hàng trăm nghìn nhà cung cấp, đối tác sản xuất khác nhau. Hệ thống sẽ liên tục cập nhật những mẫu mã mới nhất, hợp xu thế nhất trên thị trường với chất lượng đa dạng từ bình dân cho đến cao cấp. Khác với nhập hàng trực tiếp, lấy hàng qua trang này sẽ giúp tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại,... Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định mà bạn nên lưu ý.

* Ưu điểm của việc nhập hàng Trung Quốc gián tiếp

- Việc nhập hàng online giúp bạn dễ dàng tiếp cận đến những nguồn hàng phong phú. Các trang web mua hàng sỉ nổi tiếng của Trung Quốc như Alibaba, Tmall, Taobao, 1688,... sở hữu số lượng mặt hàng vô cùng đa dạng.
- Sản phẩm được cung ứng từ rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, đưa ra nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Tại website, bạn có thể so sánh giá cả giữa các mặt hàng để từ đó có thể tìm được những sản phẩm phù hợp nhất.
- Lợi ích lớn nhất ở việc đặt hàng online đó chính là tiết kiệm được rất nhiều thời gian, chi phí. Chỉ cần một vài thao tác đơn giản là bạn có thể đặt hàng thành công.
- Các trang thương mại điện tử cũng hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán qua thẻ visa/master, hoặc qua ví điện tử. 

* Nhược điểm của các trang thương mại điện tử

- Nhược điểm lớn nhất là bạn không thể chứng thực chất lượng hàng hóa nên có nguy cơ nhập phải hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng giá lại rất cao.
- Có quá nhiều nhà cung cấp khác nhau, bạn khó có thể phân biệt được bên nào uy tín bên nào không, để hạn chế việc này, bạn nên tham khảo ý kiến từ những người bán lẻ có kinh nghiệm.
- Việc đặt hàng với số lượng lớn thông qua trang thương mại điện tử dễ phát sinh các trường hợp lầm nhẫn (về mẫu mã, chất lượng). Trong khi đó, đổi trả hàng sau khi mua sẽ gặp nhiều khó khăn với chi phí hoàn trả cao, thời gian giao vận lâu vì phải trả hàng về bên Trung Quốc. 
- Thời gian vận chuyển hàng hóa khi đặt online khá lâu. Với hàng hóa có số lượng lớn và nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau thì việc vận chuyển sẽ mất khá nhiều thời gian. Nhanh thì 5 đến 7 ngày còn lâu thì cả tháng mới về đến nơi. Vì vậy, để tránh trường hợp hết hàng để bán, bạn nên có kế hoạch đặt hàng cụ thể, khoa học.